Những ngôi sao từng thất bại trên thương trường

1. Kim Basinger
Lĩnh vực:  Kinh doanh thị trấn
Đây là thương vụ làm ăn kỳ lạ nhất trong sự nghiệp kinh doanh tồi tệ của những người nổi tiếng. Năm 1989, diễn viên Kim Basinger hợp tác với quỹ đầu tư AmeriTech mua phần lớn thị trấn Braselton ở Georgia với giá 20 triệu USD. Tuy nhiên, Basinger chỉ chi 600.000 USD cho một ngân hàng đang xây ở trung tâm thị trấn.
Basinger lên rất nhiều kế hoạch cho thị trấn này, như tổ chức liên hoan phim hay triển lãm nghệ thuật. Tuy nhiên, bà chẳng làm gì cả. Sau đó, bà bị kiện vì bỏ phim Boxing Helena avf tuyên bố phá sản. AmeriTech bán lại thị trấn năm 1995, chịu lỗ hàng triệu USD. Còn Basinger bán ngân hàng với giá 600.000 USD để trả nợ.

2. Bono
Lĩnh vực: Dịch vụ đầu tư
Ca sĩ chính của ban nhạc U2 là  nhà đồng sáng lập và đối tác quản lý của Elevation Partners, một công ty cổ phần tư nhân tập trung vào truyền thông, giải trí và các ngành liên quan đến tiêu dùng.
Ban đầu, ông kiếm lời lớn nhờ các khoản đầu tư vào Facebook và Yelp. Nhưng từ đó, mọi thứ trở nên trục trặc, bao gồm khoản chi hàng trăm triệu vào tạp chí Forbes và công ty Palm. Cũng chính vì thế, ông được 24 Wall Street goi là “nhà đầu tư tồi tệ nhất nước Mỹ”.

3. Debbie Reynolds
Lĩnh vực: Khách sạn
Năm 1992, huyền thoại điện ảnh, âm nhạc Debbie Reynolds chi 2,2 triệu USD cho sòng bạc kiêm khách sạn Paddlewheel. Bà mất 9 triệu USD cho việc tu sửa nơi này. Paddlewheel  được bài trí theo phong cách Las Vegas cổ điển, mở cửa năm 1993.
Tuy nhiên, bộ phận sòng bạc được điểu hành bởi một công ty riêng. Công ty này giữ tất cả khoản doanh thu và Reynolds không có phần nào. Ngay từ đầu, đây là một giao dịch bất lợi cho Reynolds. Reynolds không đủ tiền để trả nợ cho khách sạn và mỗi tháng phải gánh dòng tiền âm lên tới 450.000 USD. Vì không có tài chính, họ cũng chẳng thể xin giấy phép mở thêm sòng bài. Cả khách sạn và Reynolds tuyên bố phá sản vào năm 1997.

4. Britney Spears
Kinh doanh: Nhà hàng
Ngoài sự nghiệp âm nhạc, Britney Spears còn nổi tiếng với các chương trình truyền hình thực tế và phim điện ảnh.  Tuy nhiên, sự nghiệp kinh doanh của cô khi đầu tư vào một nhà hàng ở New York lại không mấy thuận lợi.
Nyla là nhà hàng chuyên về đồ ăn Cajun (nổi tiếng tại Louisinana). Tuy nhiên, mọi thứ rất nhanh chóng trở nên tồi tệ. Nyla mở cửa tháng 6/2002, nằm trong khách sạn Dylan ở Manhattan. 5 tháng sau, Spears phải rút lui khỏi thương vụ này. Trong 5 tháng đó, bếp trưởng nghỉ việc, Nyla bị khiếu nại vì an toàn thực phẩm và phải chuyển thực đơn từ Cajun sang Italy.  Nhà hàng sau đó cũng phải đóng cửa.

5. Burt Reynolds
Lĩnh vực: Chuỗi nhà hàng
Quyết định đầu tư đầu tiên của diễn viên Burt Reynolds là  vào chuỗi nhà hàng PoFolds  ở Nam Carolina. Đến năm 1984, nó đã mở rộng lên hơn 100 địa điểm. Trong thời gian đó, Reynolds hợp tác với nhà sản xuất nhạc đồng quê Buddy Killen  mở 30 cửa hàng nhượng quyền ProFolks ở Texas, Florida và Louisiana, thành lập nên công ty tên là BanditTree”.
Mỗi người mất 20 triệu USD đầu tư vào thương vụ này. Sau đó, họ đổ tiền vào Daisy Diner, mỗi người mất thêm hơn 10 triệu USD nữa. Tuy nhiên, chuỗi nhà hàng này cũng không tạo ra lợi nhuận. Thêm vào vụ ly dị tai tiếng tốn kém với Loni Anderson, Reynolds phá sản năm 1996.

6. Jay Z
Lĩnh vực: Khách sạn
Bên cạnh sự nghiệp âm nhạc xuất sắc, Rapper Jay Z đã thực hiện không ít phi vụ kinh doanh thành công. Tuy nhiên, “Boutique hotel” lại là một hố đen của anh. Năm 2007, Jay  hợp tác với các chuyên gia phát triển bất động sản Charles Baicham và Abram Shnay. Họ mua lại nhà kho của cựu Time Warner Cable ở Manhattan và lập kế hoạch xây dựng cơ sở đầu tiên của chuỗi khác sạn Boutique J.
Tuy nhiên, năm 2009, họ vỡ nợ với khoản vay 52 triệu USD. Sau đó, một cuộc chiến pháp lý xảy ra giữa cả ba và những bên cho vay. Sau một vòng kiện tụng, vấn đề được giải quyết  vào năm 2010 khi Jay Z chuyển nhượng cơ sở này cho công ty quản lý bất động sản của những bên cho vay.

7. Chị em Kardashian
Lĩnh vực: Thẻ ghi nợ
Ý tưởng của chị em Kardashian về việc phát hành thẻ ghi nợ dành riêng cho giới trẻ có vẻ khá sai lầm. Người đứng đầu cơ quan tư pháp của Connecticut – Richard Blumenthal đã tìm hiểu về “Kardashian Kard” và cho rằng sản phẩm này có “những loại phí quá cao và không hợp pháp”. Ông đã viết thư đến ngân hàng hỗ trợ loại thẻ này - University National Bank để thắc mắc. Chỉ một tháng sau khi phát hành, nó đã bị rút khỏi thị trường.

8. Nicolas Cage
Lĩnh vực: Đầu tư bất động sản
Những năm đầu thập niên 2000, Nicolas Cage kiếm được tới 40 triệu USD một năm. Nhưng năm 2009, Cage phải tuyên bố phá sản. Nguyên nhân một phần vì ông không biết cách đầu tư và quản lý bất động sản. Ví dụ, năm 2006, ông chi 2,3 triệu USD mua một tòa lâu đài ở Đức được xây từ thế kỷ 11.
Ngoài 2,3 triệu USD đó, Cage được cho là bỏ ra thêm một khoản gấp đôi để tân trang lại phần phía ngoài tòa nhà mà ông không bao giờ đi ra đến tận đấy.  Cuối cùng, khi phá sản, Cage cũng đã phải bán tòa lâu đài này.

Thanh Quý (theo Entrepreneur)

Let's block ads! (Why?)